Wikia Diepio
Register
Advertisement

Các cộng đồng wiki là thân thể của Fandom. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, cộng đồng là toàn thể tất cả các biên tập viên của một wiki.

Đặc tính của cộng đồng[]

Cộng đồng làm việc cùng nhau[]

Cộng đồng là một thực thể bao gồm nhiều cá nhân có cùng sở thích chung và làm việc cùng nhau tạo thành một nhóm lớn, cùng hướng đến mục tiêu thống nhất. Trên Fandom, mục tiêu đó là cùng xây dựng wiki về chủ điểm yêu thích mà họ cùng chia sẻ, bất kể đó là những bộ phim ví dụ như Wiki Harry Potter, về thế giới quan rộng lớn như Wiki Disney hay trò chơi điện tử như Wiki Final Fantasy, cho đến các loại đồ uống như Wiki Cocktails. Cộng đồng làm việc cùng nhau để xây dựng thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh và để tạo ra một bầu không khí cởi mở và tích cực cho mọi người cùng chia sẻ niềm đam mê của họ trên wiki.

Cộng đồng cùng đưa ra quyết định[]

GeneralAssembly

Cộng đồng nên cùng nhau thảo luận về các vấn đề và đưa ra quyết định hơn là chỉ bởi một nhóm các thành viên chức năng quản trị hay bảo quản viên.

Cộng đồng nên giữ cho mình lối tư duy mở rằng tập thể có quyền quyết định trên một wiki. Các bảo quản viên chỉ là những người có nghĩa vụ và trách nhiệm hướng dẫn cũng như hỗ trợ cộng đồng chứ họ không phải là những 'đấng cai trị'. Đó là kiểu mẫu hình lý tưởng. Có lẽ điều này không thích hợp trong tình huống bạn chỉ có một nhóm rất nhỏ các thành viên nhưng đó nên là mục tiêu mà bạn nên hướng đến. Điều đó có nghĩa rằng các bảo quản viên không làm việc theo quy tắc của riêng mình và không đưa ra quyết định đơn phương mà là, họ sử dụng các công cụ của mình để thực hiện theo ý muốn của cộng đồng.

Tương tự với nền dân chủ khi cộng đồng bỏ phiếu quyết định các vấn đề hơn là chỉ bởi một hoặc một nhóm cá nhân nào đó, nó thiết lập mối quan hệ quan trọng giữa các bảo quản viên và cộng đồng trong đó cộng đồng là nơi đưa ra quyết định cuối cùng. Các bảo quản viên sở hữu những công cụ bổ trợ mà những thành viên thông thường không có nhưng điều đó không có nghĩa các bảo quản viên được xếp vào nhóm có 'vị thế đặc biệt'.

Xây dựng cộng đồng[]

Xây dựng cộng đồng không hề dễ dàng nhưng cái giá phải trả để nhận rất xứng đáng. Chúng ta đã nói về cách mà cộng đồng làm việc cùng nhau và cùng đưa ra quyết định, nhưng còn nhiều thứ hơn thế nữa. Cùng làm việc hướng đến mục tiêu của tập thể, bạn luôn cần phải sẵn sàng để thỏa hiệp. Dù đó là wiki về một chương trình truyền hình hay trò chơi điện tử có lượng người hâm mộ đông đảo hay chỉ là về những sở thích cá nhân, thì sẽ luôn có những người có những quan điểm rất vững, khác nhau và vô cùng đa dạng. Điều đó rất tuyệt và hoàn toàn bình thường. Nhiều ý tưởng và quan điểm khác nhau thường gặp và trao đổi với nhau để tạo ra những ý tưởng thậm chí còn tuyệt vời hơn, thể hiện sự đa chiều trong những góc nhìn khác nhau hơn chỉ là nói về một quan điểm đơn lẻ. Tuy nhiên mọi thứ bắt đầu trở nên xấu đi khi bạn không sẵn sàng thỏa hiệp, khi đó chỉ có cãi vả và hét vào mặt nhau.

Điều này dẫn đến một điểm quan trọng khác, điều mà bạn muốn tránh khi tham gia xây dựng cộng đồng: tính kịch (tiếng Anh: drama). Tính kịch có thể là tất cả các dạng vấn đề quan hệ xã hội như các tranh chấp cá nhân, tên gọi, tranh luận hay bất cứ gì liên quan đến cuộc xung đột giữa các thành viên. Điều này có thể xảy ra và đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bị động để mọi việc như vậy nó. Cách tốt nhất để điều hướng rõ ràng những sự vụ mang tính kịch là tập trung vào việc xây dựng nội dung và hướng đến mục tiêu của cộng đồng. Ai nói gì, ai nghĩ gì, ai gán ghép các nhân vật nào, ai thích những bộ phim nhiều hơn ai và bất kỳ những thể loại khác của các cuộc tranh luận có thể gây ra xung đột, tất cả nên tránh nếu những người liên quan không tôn trọng ý kiến ​​của người khác. Bạn không cần phải nói rằng những cuộc trò chuyện không bao giờ có thể xảy ra, nhưng hãy đảm bảo tập trung chính của bạn là xây dựng nội dung bằng cách biên tập những bài viết về chủ đề là cách tốt nhất để tránh những sự vụ tình huống mang tính kịch.

Sau cùng, lời khuyên dành cho các cộng đồng trên Fandom là hòa đồng, tôn trọng ý kiến của người khác và đặc biệt là giữ thiện ý. Điều đó có nghĩa là gì? Để đơn giản, hãy giả sử rằng tất cả mọi người trong cộng đồng đang làm việc cùng nhau hướng tới lợi ích chung. Phần lớn mọi người đang ở đây để hỗ trợ chứ không phải để gây rắc rối. Nhiều người sẽ mắc sai lầm, đặc biệt là khi họ là người mới, do đó, không đối xử với những thành viên tiềm năng như thể họ là những kẻ gây rắc rối.

GoldenGateBridge

Đừng dựng nên những bức tường ngăn cách, mà hãy xây những chiếc cầu nối kết những thành viên mới trong môi trường Fandom đầy bỡ ngỡ đối với họ.

Và đó dẫn đến điều cuối cùng: hãy cởi mở và chào đón những thành viên đóng góp mới. Mọi người cứ đến và đi, và chỉ những thành viên tận tâm mới có thể tạo nên thật nhiều thứ. Nếu không có thành viên mới, wiki không thể nào tồn tại được. Luôn nhớ rằng hãy cho họ đủ thời gian họ cần để biết wiki hoạt động như thế nào, và luôn luôn chào đón, giúp đỡ và tôn trọng họ.

Nếu bạn luôn giữ những điều này trong ý nghĩ của mình, bạn sẽ kiến tạo nên một cộng đồng tuyệt vời làm việc cùng nhau để hướng đến mục đích chung.

Thu hút đóng góp[]

Với mục tiêu có được một cộng đồng lớn mạnh, bạn phải đảm bảo rằng wiki của mình được nhiều người tìm thấy. Bạn sẽ có ý muốn xác định những nơi nào mà ở đó có thể thu hút được những thành viên tiềm năng tham gia và nói cho họ về dự án của bạn ở đó. Sáng lập viên và những thành viên đầu tiên sẽ mang trách nhiệm và gánh nặng rất lớn nhưng đó chỉ là thời gian đầu. Khi nhiều thành viên mới bắt đầu tham gia cộng đồng, thì sẽ có càng nhiều người giúp lan tỏa thông tin và làm cho wiki phát triển.

Trước khi bắt đầu quảng bá wiki của mình, bạn hãy chắc chắn rằng có thứ gì đó để quảng bá. Một wiki sơ khai mới được tạo lập sẽ không bao giờ là đủ. Bạn cần phải bắt đầu tạo nội dung của wiki, và điều không kém phần quan trọng là tạo nên cấu trúc cơ bản, các trang trợ giúp hướng dẫn và diễn đàn trao đổi thông tin được tạo nên song song với việc biên tập nội dung hết sức có thể. Số lượng và chất lượng nội dung mà bạn có được càng tốt thì việc wiki của bạn thu hút người dùng trên các công cụ tìm kiếm sẽ càng diễn ra thuận lợi.

Một khi tất cả những việc đó hoàn thành xong, thì cách để quảng bá wiki của bạn là vô hạn. Hãy luôn nhớ rằng không phải lúc nào cũng luôn có duy nhất một lựa chọn tốt nhất để phát triển wiki, vì vậy bạn nên chọn bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp với chủ điểm nội dung của wiki và phương hướng phát triển cộng đồng mà bạn nhắm đến. Và sau đây là một vài cách để bạn có thể quảng bá wiki của mình:

  • Thiết kế chủ đề giao diện của wiki một cách ấn tượng để cho những người đọc cũng đồng thời là những thành viên tiềm năng cảm thấy choáng ngợp và hấp dẫn bởi trang web mà họ vừa đặt chân đến.
  • Thiết kế trang chính giao diện điện thoại bằng những hình ảnh và đoạn mô tả để đảm bảo nội dung đó sẽ hiển thị trong quá trình thực hiện công cụ tìm kiếm tại mạng lưới Fandom. Trở lại điểm mục sau khi bạn bắt đầu thêm nội dung để đảm bảo những người dùng điện thoại có thể tìm kiếm những trang nội dung quan trọng một cách dễ dàng.
  • Nói về wiki của bạn trên những trang web, diễn đàn, fanpage có cùng chủ điểm nội dung và truyền đạt với họ rằng wiki của bạn sẽ là nơi tụ họp và cộng tác của toàn bộ những người hâm mộ về chủ điểm nội dung đó.
  • Chào đón những vị khách truy cập và cỗ vũ họ trở thành một phần của cộng đồng
    • Động viên những biên tập viên đóng góp tốt để họ tích cực hơn nữa!
  • Viết blog tại Trung tâm Cộng đồng để kể với mọi người về wiki của bạn.
  • Khi bạn đạt đến 200 bài viết, bạn có thể đăng ký Nổi bật Fandom để quảng bá wiki của mình trên các cộng đồng wiki tương tự.
WikiaTwitter

Fanpage của Fandom trên Twitter.

  • Tạo ra fanpage trên Facebook để những người đọc, những thành viên và những người truy cập khác có thể "Thích" trang của bạn.
  • Tạo ra fanpage trên Twitter để lan truyền thông tin đến những người theo dõi với tối đa 140 ký tự!
  • Tạo tài khoản Youtube cho cộng đồng để bạn có thể tải lên những đoạn phim hấp dẫn liên quan đến chủ điểm nội dung và mời mọi người nhấn "Đăng ký" cho kênh của bạn.
Advertisement